Hoạt động gia tộc hàng năm
 Nhấn vào ảnh để phóng to

 

AN DƯƠNG VƯƠNG THỤC PHÁN LÀ ÔNG TỔ

HỌ LÊ VIỆT NAM

Kể từ lúc Hồng Bàng dựng nước, truyền 108 vị vua kể cả Phù Đổng, Tản Viên và 18 vị vua Hùng, đến đời Hùng Vương thứ 18 là Hùng Duệ Vương tên húy là Duệ Lang (Huệ Lang) hạ sinh 22 Hoàng nam, 24 Hoàng nữ, thời kỳ đầu rất thông minh chính trực, nhưng từ khi lấy một người họ Lê là cô ruột của Thục Phán, Hùng Huệ Vương lại đam mê tửu sắc, bị Thục Vương và Cao Lỗ lừa phục rượu, để cô của Thục Phán sai giết hết tất cả con trai, con gái, dâu rể.
Cơ đồ nhà Hùng đang văn minh rực rỡ bỗng chốc rơi vào tay Thục Phán, năm 258 trước Công Nguyên Thục Phán lên ngôi xưng là AN DƯƠNG VƯƠNG, bỏ quốc hiệu Văn Lang đổi tên nước là Âu Lạc, đóng đô ở Đông Kinh, xây thành Cổ Loa. Thục Phán mất năm 179 trước Công nguyên, làm vua được 30 năm. Thục Phán An Dương Vương là người dòng họ Lê ở Mỹ Đức, con cháu dòng Lê đại tộc bắt nguồn từ đây, trải qua 2.230 năm hình thành và phát triển đất nước, từ năm 258 TCN đến nay dòng họ Lê đã cống hiến không biết bao nhiêu xương máu cho Tổ quốc, nổi bật là hai Triều đại Tiền Lê và Hậu Lê. Đó là niềm tự hào cho tất cả những ai được mang dòng máu họ Lê, Để nhớ mãi: Cội nguồn của chúng ta THỤC PHÁN AN DƯƠNG VƯƠNG là ông Tổ của dòng LÊ ĐẠI TỘC.

 LÊ ĐẠI HÀNH

Lê Hoàn sinh năm Tân Sửu 941 ở Ái Châu Thanh Hoá, dưới triều Đinh Tiên Hoàng ông giữ chức Thập Đạo Tướng quân, tháng 7 năm Canh Thìn 980 được Triều thần tôn lên ngôi thay cho Đinh Tòan còn quá nhỏ tuổi, lập nên Triều đại Tiền Lê, nhà vua mất tháng 3 năm Ất Tỵ 1005, ở ngôi 25 năm, triều Tiền Lê tồn tại 29 năm truyền qua ba đời vua.

LÊ THÁI TỔ

Lê Lợi là hậu duệ của vua Lê Đại Hành, sinh vào giờ tý ngày mồng 6 thàng 8 năm Ất Sửu (10-9-1385) tại quê mẹ làng Chủ Sơn (Thủy Chú) huyện Lôi Dương, tỉnh Thanh Hóa, ngài là con trai út của Hào trưởng Lê Khóan, người làng Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

Đau lòng trước cảnh nước mất nhà tan, sau khi nhà Minh Trung quốc diệt nhà Hồ năm 1407. Lê Lợi nuôi chí lớn phục thù cứu nước, năm 1416 Lê Lợi cùng 18 người bạn thân tín, cắt máu ăn thề tại khu rừng Lũng Nhai, lấy vùng rừng núi Lam Sơn làm căn cứ kháng chiến, sau 10 năm xây dựng Lê Lợi xưng là Bình Định Vương, tiến quân ra Bắc, với trận đánh lịch sử chém đầu tướng giặc là Liễu Thăng trên ải Chi Lăng năm 1427, quân ta toàn thắng.
Ngày 14 tháng 4 năm 1428 Bình Định Vương Lê Lợi lên ngôi, hiệu là Thái Tổ Cao Hoàng Đế còn gọi là Lê Thái Tổ, đặt tên nước là Đại Việt, lập ra nhà Hậu Lê, truyền nối 27 đời vua, trị vì tổng cọng 360 năm, từ 1428 đến 1788.

Một số dòng họ Lê:

Họ Lê Đột– Phong Mỹ-Xuân Tân-Thọ Xuân-Thanh Hóa (Tổ họ của 2 triều Tiền Lê và Hậu Lê)

Dòng tộc Lê Đột là một dòng họ lớn của nước ta. Dòng họ đã có mặt rất sớm trên đất nước Đại Việt (cách ngày nay trên ngàn năm).Dòng họ đã sinh ra nhà vua Lê Hoàn lập nên triều Tiền Lê và nhà vua Lê Lợi lập nên triều Hậu Lê. Đó là các triều đại nổi tiếng trong lịch sử nước ta.
Tổ tiên dòng họ Lê Đột có đến 3 giả thuyết:
a-Tổ tiên dòng họ từ ngoài Bắc di cư vào Thọ Xuân, Thanh Hóa. Theo tài liệu (về quan hệ phả hệ của dòng họ Lê Đột do Lê Túc (sinh sống ở Hà Nội) biếu họ Lê Đột (tài liệu viết ngày 10/2/1996)) : từ thời Hai Bà Trưng có tướng quân Lê Hiệp (Căn kỷ Công chúa-có đến thờ ở thôn Thượng Mạo –Phú Lương – Thanh Oai-Hà Đông cũ)thuộc tổ tiên dòng họ Lê Đột.

b-Tổ tiên dòng họ Lê Đột xa xưa định cư ở Đông Sơn, Thanh Hóa di cư dần về phía tây Thanh Hóa theo sông Chu, sông Cầu chày. Trước thời Ngô Quyền ở Đông Sơn đã có dòng họ Lê Sương (dân bản địa) và họ Lê Ngọc di cư từ Trung Quốc đến (đời Tùy) (Các cứ liệu lấy từ các bộ sử: Đại Việt sử ký toàn thư (của Ngô Sĩ Liên), Đại Việt sử ký –Tiền biên (của Ngô Thì Sĩ), Việt sử lược… và các tài liệu viết về lịch sủ (sau Cách mạng tháng tám)).

c-Tổ tiên dòng họ Lê Đột là dân bản địa thuộc dòng Việt cổ có quan hệ khá gần gũi với người Mường bản địa (cụ Lê Luyến có hai người con được phong tước hiệu là Đạo Lương, Đạo Lường theo tước hiệu Lang đạo thuộc xứ Mường Phúc địa cổ).
Cụ tổ Lê Đột định cư ở thôn Phong Mỹ vào khoảng thế kỷ thứ 9. Ông là người đầu tiên khai phá, lập làng, sắc phong thời Hậu Lê có câu: “…Lê Quan Sát quản cư thử ấp Thuần Mỹ thôn” (Lịch sử và truyền thống làng Phong Mỹ-Chủ biên Lê Bá Nho-UBND xã Xuân Tân in ấn và ban hành năm 2001)
Theo tài liệu của Lê Túc (hậu duệ dòng Lê Lợi) : Cụ Lê Đột sinh Lê Lộ. Lê Lộ sinh hai con trai là Lê Thái Vương (sinh Lê Hoàn phát triển thành nhà tiền Lê) và Lê Luyến ( Lê Quan Sát). Lê Luyến sinh ba con trai: Lê Đại Lương (Đạo Lương), Lê Đức (tự là Nhân Đức) phát triển thành dòng họ Lê ở Phong Mỹ và Lê Nhân Lương (Đạo Lường phát triển thành nhà Hậu Lê-Lê Lợi).

Nhánh Lê Hoàn
Nhánh này lập nên nhà Tiền Lê kéo dài 29 năm (980-1009). Nhà vua Lê Hoàn có 11 hoàng tử và một con nuôi đều được phong vương trấn trị ở Phù Đái (Hải Phòng), Phong Châu (Phú Thọ), Phù Lan – Đằng Châu – Mạc Liên (Hưng Yên), Ngũ huyện gia – Cổ Lãm (Bắc Ninh), Đỗ Động (Hà Tây cũ), Vũ Lũng (Thanh Hóa), Diễn Châu (Nghệ An). Do tranh dành quyền lực nội bộ, để tránh bị hại nhiều hoàng tử và gia đình bỏ trốn chạy không để lại dấu vết. Hiện nay chỉ mới sâu chuỗi được Lê Tần (xuất hiện đời Nhà Trần) và nhánh Lê Long Việt gồm các chi: Lê Bá Anh, Lê Danh. Lê Bá Em, Lê Đắc (và 2 chi thất truyền) cư ngụ tại thôn Phương La Đông (Xá Đông) xã Tam Giang huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh.

Nhánh Lê ở Phong Mỹ
Thủa ban đầu dòng họ Lê (Lê Luyến rồi Lê Đức) có hai đến ba chi, quây quần bên nhau ở khu Ngõ Thượng, thôn Phong Mỹ (đó là gò đất cao nhất làng có độ cao so với mặt biển là 10m, không bị ngập lụt do sông Cầu Chày gây ra hằng năm). Sau này dòng họ phát triển thành năm chi ở thôn Phong Mỹ, gồm các chi: Lê Hữu, Lê Bá, Lê Đình, Lê Văn, Lê Viết và một chi “họ Đồng chiêm” ở Đồng Văn (Đông Sơn Thanh Hóa). Con cháu dòng họ Lê Luyến-Lê Đức ở cố định làm ruộng tại thôn Phong Mỹ. Chỉ có một số ít rời khỏi làng đi nơi khác (như chi Lê Viết có người lập nghiệp ở Đông Sơn, Thanh Hóa, chi Lê Đình có người đi lập nghiệp ở Hà Nội).Chi Lê Đình, Lê Bá thường có nhiều con cháu học hành đỗ đạt cao, một số người làm quan thời Trần, thời hậu Lê. Chi Lê Hữu, Lê Văn, Lê Viết thường có con cháu tham gia các chức sắc địa phương.

Nhánh Lê Lợi
Nhánh này lập nên nhà Hậu Lê kéo dài 356 năm (từ 1428 đến 1788). Từ 3 chi ở Lam Sơn (Thọ Xuân Thanh Hóa). Cuối thời Hậu Lê phát triển liên tiếp 30 đời (143 gia đình) phân bổ từ ngoài Bắc vào đến miền Trung (Quảng Nam).
Qua các thời kỳ phong kiến, Pháp thuộc và sau cách mạng tháng 8, con cháu dòng họ Lê Đột đã không ngừng đóng góp vào việc giữ nước, xây dựng và phát triển đất nước, xứng đáng với truyền thống vinh quang của dòng tộc. Ngày nay (thế kỷ 20 và 21) con cháu hậu duệ nhà Lê Đột định cư trên nhiều tỉnh kéo dài từ ngoài Bắc đến trong Nam. Nhiều con cháu họ Lê Đột đã trở thành các chiến sỹ, lãnh tụ cách mạng, các tướng lĩnh quân đội, các nhà khoa học, kỹ thuật, các nhà hoạt động chính trị – xã hội, các nhà nghiên cứu, các nhà văn, nhà thơ…có danh tiếng, các doanh nhân thành đạt.

Họ Lê thôn Phương La Đông (Xà Đông), Tam giang, Yên Phong, Bắc Ninh, hậu duệ của Hoàng Đế Lê Trung Tông
Hậu duệ của Hoàng đế Lê Trung Tông trốn chạy về Ngã Ba Xà cách đây đã hơn 1000 năm. Trong phả tộc ở thôn Phương La Đông ( Xà Đông), xã Tam giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh có ghi như sau: vợ vua Lê Trung Tông “đã cùng một số thân thuộc trốn chạy về Vũ Bình Khẩu lánh nạn, rồi sinh con và định cư ở đây, dần dần phát triển thành một dòng họ lớn”. Tại thôn Phương La Đông (Xà Đông) hiện còn lưu giữ tộc phả của 6 chi thuộc hậu duệ Hoàng Đế Trung Tông, đó là các chi Lê Bá, Lê Danh, Lê Đắc và 3 chi khác đã bị thất truyền. Ông tộc trưởng Lê Bá Duyệt cho biết đến nay đã có 38 đời của dòng họ ông sinh sống trên dải đất dọc sông Cầu này.
Như vậy con cháu Lê Hoàn đã có mặt ở khu vực Ngã Ba Xà hơn 1000 năm. Việc hậu duệ vua Trung Tông cùng các trung thần nhà Tiền Lê về Vũ Bình Khẩu, nơi rất gần thành Đại La cho thấy họ vẫn nuôi hy vọng thực hiện điều mong ước của Lê Hoàn là dời đô về Thăng Long để xây dựng một nước Đại Cồ Việt hùng mạnh.
Chính các đại sư cùng về Ngã Ba Xà, những người đã từng đi chiến trận với Lê Hoàn và cùng chịu đựng gian khổ với hậu duệ của đức vua, họ là những trí thức thời bấy giờ chứ không phải ai khác đã viết và ngâm lên bài thơ “Nam quốc sơn hà” và tham gia đánh tan quân Tống trên bờ sông Như Nguyệt.Những người Việt Nam họ Lê nổi tiếng

* Lê Đại Hành (Lê Hoàn), sáng lập nhà Tiền Lê
* Lê Thái Tổ (Lê Lợi), sáng lập nhà Hậu Lê
* Lê Thánh Tông, vua nhà Hậu Lê
* Lê Văn Hưu, nhà sử học đời nhà Trần, tác giả bộ Đại Việt sử ký nay không còn nhưng được sử gia Ngô Sĩ Liên đã dựa vào để soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư
* Lê Hữu Trác, Danh y Việt Nam, thường được gọi là Hải Thượng Lãn Ông.
* Lê Quý Đôn, nhà bác học thời Lê-Trịnh
* Lê Duẩn, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam
* Lê Khả Phiêu, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam
* Lê Văn Thiêm: nhà toán học Việt Nam.
* Lê Trọng Tấn: Đại tướng, nguyên Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
* Lê Minh Hương: Thượng tướng, nguyên Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam
* Lê Đức Anh: Đại tướng, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1992 đến tháng 12 năm 1997.
* Lê Xuân Tùng: nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VII.
* Lê Hồng Anh: Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam.
* Lê Thanh Hải: Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam khoá X.
* Lê Văn Dũng: Đại tướng,Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Theo sách Lễ hội và Danh nhân Lịch sử Việt Nam của tác giả Hà Tùng Tiến (nhà xuất bản Văn hóa Thông tin Hà Nội 1997)

TỘC LÊ KHẮC

TỪ CỘI NGUỒN ĐẾN THẾ HỆ THỨ II

          Tổ tiên cuối tộc Lê Khắc (Hòa Thạch, Đại Hòa, Đại Lộc, Quảng Nam). Trong Gia phả tộc, nhắc đi, nhắc lại cho con cháu ghi nhớ:

                                                             Nguyên quán:     Quảng Nam dinh

                                                                                         Điện Bàn phủ

                                                                                         Diên Khánh huyện

                                                                                         Phú Triêm tổng

                                                                                         Cẩm Phô xã

          Cẩm Phô là địa danh quá đỗi quen thuộc của thành phố du lịch Hội An, hiện tại có nhiều di tích như đình Cẩm Phô, miếu thờ Khổng Tử, mã tổ tộc Lê v.v... nên được nhiều người trong tỉnh Quảng Nam biết đến. Còn các địa danh Phú Triêm tổng, Diên Khánh huyện v.v... thì để các nhà nghiên cứu sử địa phương tham khảo. Các con cháu trong tộc đời này và các đời sau biết rộng ra cũng tốt.

          Nói thế, ở đây cũng phải nói rõ địa chí Cẩm Phô chỗ chôn nhau, cắt rốn của tổ tiên ta. Cựu xã Cẩm Phô lúc ông bà tổ đời thứ I Chánh Cư có hai nơi là: Cẩm Nam xã và Cẩm Phô phường. Hiện nay thuộc thành phố Hội An, từ một mà tách ra vì dân cư mỗi ngày một đông.

          Cựu xã đó có bốn tộc tiền hiền là Trần, Huỳnh, Lê, Nguyễn. Tộc Lê cả là tộc Lê Viết, sau đó có các phái Lê Văn, Lê Khắc... Trong phái Lê Khắc có một chi tách ra lên ở thôn Hòa Thạch, xã Đại Hòa làm thành một tộc là tộc Lê Khắc, Hòa Thạch như hiện nay.

          Trong Gia phả tộc ta chỉ có năm sinh, năm mất của tổ đời II mà không có năm sinh, năm mất của tổ đời I (gọi là Thủy tổ). Nếu biết rõ thì biết ông bà Thủy tổ bao nhiêu tuổi, thuộc đời vua, chúa nào, cách đây bao nhiêu năm v.v... thôi thì phải theo cách tính mà các nhà làm Gia phả và các nhà làm sử thừa nhận một cách tương đối. Cách tính đó là:

          Bất kỳ một tộc lâu đời, hay ít đời, hễ nói hiện nay mấy đời thì ta biết tộc đó có mấy thế hệ và căn cứ số đời mà tính trong khoảng bao nhiêu năm.

          Thông thường mỗi đời cách nhau khoản 20 - 25 năm. Nay ta căn cứ vào năm sinh 1765 (Ất Dậu) của tổ đời thứ II là ông Lê Khắc Chất để biết năm sinh tổ đời thứ I là 1765 - 20 hay 1765 - 25 thì được 1745 hoặc 1740, chẳng hạn lấy năm 1740 làm năm sinh tổ thứ I thì cách đây (2015 - 1740) = 275 năm. Tính số đời thì (275 : 25) = 11 đời.

          Năm 1740 (lấy biên độ 05 năm ta được (1735 - 1745 nhằm vào đời Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát Chúa Nguyễn (1738 - 1765) vào năm 1744 Nguyễn Phúc Khoát lên ngôi Vương.

          Tộc Lê Viết (viết tắt LV) tính đến nay được 15 đời bằng số đời tộc Lê Đức, Hòa Thạch, số năm là (15 x 25) = 375 năm vào đời Nguyễn Phúc Lan (1635 - 1648). Như vậy tộc Lê Viết cách tộc Lê Khắc là 4 đời (100 năm). Chẳng hạn đời thứ 8 Lê Khắc tương ứng với đời 11 (thế hệ già) của tộc Lê Viết.

          Các con cháu tộc ta có hỏi vậy thì các ông tổ của tộc Lê Viết Cẩm Phô là ai?

          Đời thứ I tộc Lê Viết Cẩm Phô gọi là Thái thủy tổ, nghe người trong tộc Lê Viết nói lại là mả được di dời hài cốt trên đất Bắc vào đây năm nào không rõ chỉ biết xây lên vào Duy Tân năm Quý Sửu (1913) vì kỵ tên húy (tên tộc) mà mộ táng chỉ để tên Lê Công[1] (không để tên húy). Hiện nay con cháu đang sưu tìm. Ông tổ đời thứ II tộc Lê Viết chỉ có một tên là Lê Viết Trí mộ chôn dưới chân mộ Thái thủy tổ, ông Lê Viết Trí tộc Lê Viết gọi Thủy tổ. Hiện nay được biết nhiều phái trong tộc Lê Viết thừa nhận đến Thủy tổ mà tách phái. Gia phả tộc Lê Viết không còn vì bị thiên tai, chỉ lấy một số Gia phả các phái chắp vào nên Gia phả thiếu nhiều, lại không có năm sinh, năm mất, không rõ ông Lê Lựu của tộc Lê Khắc có phải là ông Lê Khắc Liêm[2] hay không? Cha ông Lựu có phải là ông Lê Khắc Minh hay không? Không thấy bút tích gì ghi lại rõ ràng cả.

          Chỉ có thể giải thích tên Lê Khắc Liêm (tộc Lê Viết) là tên một người khác, không phải tên ông Lựu hoặc là tên ông Lê Khắc Liêm là tên con của ông Lựu (người đời gọi quen tên con mà quên mất tên cha), sau đó ông Lựu không còn quê cũ, Gia phả thất lạc, khi làm lại quên tên cha.

          Tên ông Lê Khắc Lựu là tên thật vì ông có đơn xin tạm cư tại làng Thạch Bộ Châu[3] được Lý trưởng Lê Viết Bình, xã Cẩm Phô giới thiệu với làng Thạch Bộ Châu.

          Ông Lê Khắc Lựu cùng gia đình lên kiết cứ tại làng Thạch Bộ Châu vào thời trai trẻ hoặc giã cùng gia đình ông con trai Lê Khắc chất thuộc triều Tây Sơn (1788 - 1792) những năm này hoặc là những năm đầu đời Gia Long (1802...).

 

          Phả đồ tộc Lê Viết Cẩm Phô có ghi giai đoạn đầu:

 

Ông Lê Khắc Thanh, Lê Khắc Hòa v.v... có thờ tại nhà thờ phái Lê Khắc Cẩm Phô (gần nhà thờ tộc Lê Viết). Nay là phường Cẩm Nam

          Riêng ông Lê Khắc Liêm chỉ ghi đến đây thôi không ghi tiếp. Tộc Lê Viết cho rằng ông Lê Khắc Liêm chính là ông Lê Khắc Lựu. Từ đây trở về sau thất lạc, không thấy con cháu ghi tên vào Gia Phả. Nếu nói ông Liêm là ông Lựu thì chỉ có thể ông Liêm là tên con ông Lựu (vì tục ông bà ta, thường theo tên mình bằng tên con), lâu ngày gọi theo tên con mà quên mất tên cha, Gia phả ghi lại không nhớ tên thật (tục danh) vì bị thất lạc. Tên ông Lê Khắc Lựu được xã trưởng Lê Viết Bình làng Cẩm Phô giới thiệu với làng Châu Trung (Thạch Bộ Châu), ông Bình là thế hệ thứ IV của tộc Lê Viết, ngang với ông Lựu.

          Gia phả tộc Lê Đức làng Châu Trung, nay là thôn Hòa Thạch cho ta biết thêm, các tộc Lê Đức, Nguyễn Đăng, Cao, Lại, Bùi... vào đầu thế kỷ XVIII khai canh đất

[1] "Công" là ông Lê Công là ông họ Lê

[2] Vì vậy tên húy, nên lâu ngày con cháu trong tộc không còn nhớ đến tên ông Thái thủy tổ 

[3] Những địa danh như là Thạch Bộ Châu, Lý trưởng v.v... là được đời sau nhớ mà ghi tên làng, tên xã vào đời lập Gia phả. Lẽ ra Thạch Bộ Châu chỉ có trong đời Minh Mạng (1823), còn trước đó phải để làng (ấp) Châu Trung dưới triều Gia Long (1802 - 1819). Vào triều Tây Sơn (1788 - 1792) thì gọi tên gì chưa tra cứu được, còn dưới triều Tây Sơn và Gia Long gọi Lý trưởng là Xã trưởng. Ông Lê Viết Bình, xã trưởng thuộc đời thứ 4 của tộc Lê Viết Cẩm Phô (theo Gia phả tộc Lê Viết). Như vậy ông Bình (đời IV tộc Lê Viết ngang với đời ông Lựu, đời thứ I tộc Lê Khắc).

 

hoang phía Tây Quảng Nam lập xã hiệu Châu Trung. Đến cuối đời chúa Nguyễn chiến tranh giữa chúa Trịnh, chúa Nguyễn và Tây Sơn. Thời kỳ đó làng mạc tiêu điều, người dân ly tán. Đến đời Thái Đức Nguyễn Nhạc (1777 - 1793) rồi Hoàng đế Quang Trung (1787 - 1793) miền đất Quảng Nam trở lại cảnh yên bình, cho nên các vị hậu hiền của tộc Lê Đức, Nguyễn Đăng... trở về làng cũ khai canh trở lại. Trong số các vị đó có ông Nguyễn Đăng Chính bán lại đất khai phá cho các tổ đời I và II của đời Lê Khắc. Không rõ các vị đó mua đất thời kỳ cuối của các triều Tây Sơn hay đầu đời Gia Long nhà Nguyễn. Đất này hiện nay là nhà thờ tộc Lê Khắc.

          Cựu xã Cẩm Phô ngày trước là cù lao, nằm trên sông Cái. Đến đời Tự Đức sông này được đặt tên là Sài Thị Giang (sông chợ Cũi, nay là sông Thu Bồn) còn trước triều Tự Đức thư tịch cổ không biết gọi tên gì. Cù lao này hằng năm được bồi dài và rộng ra, tách ra thành dòng sông Hoài. Đất ở đây là đất bồi, lượng phù sa dồi dào nên làng mạc, thôn, ấp rất trù phú...

          Làng này nằm ở đoạn gần cuối dòng sông lớn nên hằng năm xảy ra cảnh lụt lội, trôi nhà trôi cửa, trong đó có nhà thờ tộc Lê Viết, thành ra Gia phả tộc cũng trôi theo dòng sông[1], sau đó mới góp nhặt lại để làm lại Gia phả mới, cho nên "Tam sao thất bổn" ta đọc Gia phả tộc Lê Viết thấy nhiều tên không phải là tên húy, tên thật mà tên được cha mẹ gọi hằng ngày cho dễ nhớ, dễ kêu như trâu, bò, xin, nghé v.v... Nơi đây thấp lụt, vì vậy mã mồ được chôn bên kia sông, chỗ nỗng cát trong đó có mã Thái Thủy tổ (không rõ tên?) và mã Thủy tổ Lê Viết Trí. Đời Gia Long thứ 17 (1819) dựng lại đình làng trên đất này. Hiện nay là phường Cẩm Phô.

          Sự ra đời của thương cảng Hội An khoảng cuối thế kỷ XVI và trở nên thịnh đạt trong thế kỷ XVII tương ứng với các đời chúa Nguyễn Phúc Nguyên (1613 - 1635), Nguyễn Phúc Lan (1635 - 1648) và Nguyễn Phúc Tần (1648 - 1687) trước và trong suốt thời gian nỗ ra chiến tranh Trịnh - Nguyễn là nhân tố quan trọng làm cho Hội An trở thành một thương cảng sầm uất. Nếu phân qua cách tính trong Gia Phả này thì tộc Lê Viết có Thái Thủy tổ vào thời chúa Nguyễn Phúc Lan (1635 - 1648) và Thủy tổ Lê Viết Trí vào đời chúa Nguyễn Phúc Tần (1648 - 1687), cách Hồng Đức (1470) Bình Chiêm đến 132 năm, tức gần 6 thế hệ[2].

[1] Lụt lớn Nhà thờ Tộc Lê Viết bị trôi chỉ vớt được một cây đòn tay, trên đó có khắc 5 phái. Hiện nay đòn tay này được đặt trên Nhà thờ mới.

[2] Muốn hiểu rõ con cháu nên tìm đọc sách "có 500 năm thư thế" của nhà văn Hồ Trung Tú, sách được xuất bản lần thứ 2, đọc chương ở "vấn đề thế hệ" trang 27 Nhà sách Đà Nẵng.

 

Gia phả không ghi tên cha mẹ ông Lê Khắc Lựu. Sau này, truyền từ đời này qua đời nọ, các ông tổ của tộc ta vừa ở trên bờ, vừa ở dưới ghe gọi là "thượng gia, hạ thuyền". Gia phả có ghi điều này là đúng vì được truyền qua nhiều thết hệ. Bản thân tôi năm 1954 có sống với gia đình chú (không nhớ tên) thuộc phái II mấy tháng khi đi học cấp 2 tại Bến Dầu, gia đình chú vừa ở ghe vừa có nhà ở Bên sông, chú làm nghề chuyên chở hàng hóa, củi, mắm, bắp trên Thu Bồn, những năm sau (1954) tôi còn thấy gia đình chú làm nghề chuyên chở ở bến Thượng Phước, Đại Hòa. Tôi được ông Lê Viết Tương tộc trưởng Lê Viết hiện nay (năm 2015) cho biết các ông tổ của tộc Lê Viết cũng làm nghề thương gia hạ thuyền.

          Đời sống thực tế của những gia đình "thượng gia, hạ thuyền" còn khá hơn những gia đình nông dân trung lưu. Bây giờ tuy ít nhưng trên sông Thu Bồn vẫn còn những vạn ghe như Cẩm Nam, Kim Bồng, Phú Thuận, Bến Dầu, Trung Phước, Bình Yên, Tí, Sé, Trà Linh. Du lịch sông nước phát triển thì những vạn ghe đó cũng được phát triển, còn bây giờ các hồ thủy điện đã và đang giết chết những vạn ghe. Vạn ghe là nét đẹp nên thô của miền sông nước, không có vạn nào giống nhau, mỗi vạn đều có một đặc thù riêng. Riêng bến ghe Thượng Phước tổng Mỹ Hòa trước năm 1956 rất phồn thịnh, ghe thuyền lớn nhỏ tấp nập, hàng hóa vận chuyển lên bờ qua riêng một bến cấp, nào là mắm, muối, cá khô, những hàng hóa thiết dụng cho gia đình, sách, vở, giấy, bút kể cả hàng xa xỉ. Nào gạo, nếp, đậu, mè, bắp khoai... được bạn ghe chở về xuôi phố thị Hội An. Học sinh đi học ở Hội An thường đi về bằng ghe qua bến cấp Thượng Phước. Lúc nhỏ 6, 7 tuổi tôi được cha dẫn đi đò dọc xuống bệnh viện Hội An nhổ răng tiện thể ông cụ mua thuốc bắc về chữa bệnh cho bà con trong làng xã. Sau hơn 5 thập kỷ nay phù sa bồi dần con sông xưa lùi ra hơn cây số. Bến cấp với các gia đình giàu có nay không còn nữa.

          Ông tổ có lẽ ở gần vạn ghe Cẩm Phô, nghề thương hồ của gia đình ông bắt buộc ông phải ngược xuôi từ Hội An lên miền nguồn chuyên chở hàng hóa tùy theo mùa vụ.

          Vạn ghe Thượng Phước lúc đó có một lạch sông rộng chảy ngược lên phía Tây qua làng cấp, Châu Trung (Hòa Thạch) rồi đổ lên hướng Bắc, qua Bàu Bộ Nam, đổ qua Túy La Đa Hòa, đổ lại sông Thu Bồn rất tiện lợi giao thương đường sông, lại gần chợ Quảng Huế[1]. Vì thế ông tổ chọn đất này[2] để lập nghiệp, trên có nhà, dưới có lạch
 

[1] Chợ Quảng Huế (Quảng Hóa) là chợ cũ của làng Quảng Hóa (một trong bảy châu, gọi là Thất Châu Quảng Hóa, ngạch (thuế) chợ bằng ngạch chợ Hội An (trong Đại Nam Nhất Thống Chí, phần Quảng Nam).

[2] Vườn nhà thờ hiện tại.

 

sông lớn tiện bề đậu ghe tránh gió bão. Khi đi lên đây ông có xin giấy tạm kiết cư[1] tại làng này.

          Tổ đời thứ II là ông Lê Khắc Chất, vợ bà Lê Thị Lập, ông sinh năm Ất Dậu (1765)[2]. Bà sinh năm Đinh Dậu 1777, mất năm Canh Tý 1840. Bà nhỏ thua ông 12 tuổi nhưng so với tuổi con trai trưởng của bà là ông Lê Khắc Tấn, sinh năm Mậu Thân 1788, 2 tuổi này chỉ chênh lệch có 11 năm e không đúng. Vậy mà trong 2 vị Gia phả có ghi sai năm sinh. Gia đình ông bà tổ thứ II là một gia đình đông đúc, có 8 người con + 2 cha mẹ + 2 ông bà ngoại Lê Văn Ớt + 2 ông bà là 14 người. Gia đình đông đến 14 miệng ăn thì không thể ở cả dưới ghe, do đó phải có nhà trên bờ hoặc chỉ có ghe thương hồ đậu ở bến sông, như thế vẫn chưa đủ sống, phải có đất canh tác lúa, bắp, đậu, mè v.v..., còn trồng rau màu thì đất vườn mới mua rộng thênh thang dư cung cấp cho gia đình. Sau này thấy ông bà tổ có thêm một số đất như đất sau chùa Thượng Phước v.v... Như thế là gia đ&ig

0905.160.279